tranquoctoan.webnode.vn

2014-10-21 21:08

 

TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI

Đẩy mạnh Ứng dụng CNTT trong dạy và học ,nhằm tạo sân chơi trực tuyến các môn học, tạo điều kiện cho học sinh làm quen và sử dụng internet như là một phương thức học tập, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập, ...

Xem thêm thông tin: https://tranquoctoan.webnode.vn/guestbook/
Tạo trang web cá nhân miễn phí: https://www.webnode.com

 

Các Mốc Son Lịch Sử tiêu biểu của Dân tộc Việt Nam

+ 5-6-1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước 

+3-2-1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

+ 2-9-1945: Sau cách mạng tháng tám thành công chiến thắng

+ 7-5-1954: Chiến thắng lịch sử ĐIỆN BIÊN PHỦ

+30-4-1975: cuộc tổng tiến và nổi dậy mùa xuân 1975 giành thắng lợi 

 

Giải Pháp Dự Thi

 

1.     Tên giải pháp: Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

 

2.     Ý tưởng nghiên cứu:

-         Xuất phát từ yêu cầu giảng dạy môn Lịch sử theo phương pháp đổi mới của Bộ Giáo dục- Đào tạo: lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của học sinh, giáo viên là người đưa ra các nhiệm vụ, điều khiển lớp; học sinh tổ chức thực hiện các hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của thầy cô giáo.

-         Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là cần phải có giờ học thú vị hấp dẫn lôi kéo được toàn thể các đối tượng học sinh trong lớp tham gia vào các hoạt động học tập, với  đối tượng là học sinh trung học cơ sở rất thích thú với những cái mới, rất hăng hái, nhiệt tình, ganh đua trong học tập. Bộ môn Lịch sử mang tính tĩnh, các Lược đồ trong sách giáo khoa thường chưa gây được chú ý cho học sinh.

-         Xuất phát từ thực tế là khi công nghệ thông tin được sử dụng quá nhiều trong giảng dạy khiến học sinh dễ gây tâm lí nhàm chán, gây mỏi mắt, gây mất tập trung cho học sinh.

Do các nguyên nhân kể trên tôi đã nghiên cứu và tạo ra một công cụ hỗ trợ giảng dạy để có thể cùng kết hợp với công nghệ hiện đại, tạo ra những giờ học lí thú bổ ích, học sinh được tham gia các hoạt động mang tính trực quan hơn, sống động hơn phù hợp với đặc trưng của bộ môn Lịch sử.  Đặc biệt với công cụ hỗ trợ này, tôi có thể dùng được ở mọi lúc mọi nơi, rất hiệu quả khi nó được sử dụng ở những vùng kinh tế còn rất khó khăn- nơi mà công nghệ thông tin chưa thể tiếp cận được.

3.     Mục đích của giải pháp.

-         Với Lược đồ này tôi có thể sử dụng dể dạy vào tiết học cụ thể:

     Bài 27 – tiết 36: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954)

 

1.     Giới thiệu giải pháp.

1.1.         Căn cứ nghiên cứu:

-    4 . Giảng dạy Lịch sử theo phương pháp mới luôn phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mỗi một bài học đều có các bước rõ ràng theo các mức độ cần đạt được. Vì vậy ở các bước lên lớp cũng phải thể hiện theo sáu mức độ trên. Với sản phẩm Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 này tôi dùng cho việc giảng dạy ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

-         Cấu tạo của bảng: 2 phần

+ Phần tĩnh: bảng Foóc, Lược đồ in màu dán trên bảng.

+ Phần động: hệ thống công tắc và đèn Led.